Gà Tam Hoàng |
Ngành chăn nuôi ngà nước ta rất phát triền, ngoài các giống gà được thuần hóa ở địa phương thì nhiều công ty cũng đả nhập về nhiều giống gà mới, nhằm đa dạng hóa cũng như tạo cho bà con nông dân có nhiều sự lựa chọn hơn. Các giống gà nhập thường đi có năng suất cao và sức chịu đựng khá tốt... Sau đây S-nguyenlieuthucangiasuc giới thiệu đến các bạn một số giống gà nhập nội phổ biến ở nước ta hiện nay.
1. Gà Tam Hoàng.
Nhập vào nước
ta từ Trung Quốc và Hồng Kông gồm 2 dòng: 882 và Jiangcun.
Gà có màu lông vàng, mỏ
vàng, chân vàng, có thân hình chắc: ngực nở, bầu bĩnh, nhanh nhẹn, thích kiếm
mồi, thịt thơm ngon. Tính chống chịu bệnh tật cao. Lông gà con mới nở không
đồng nhất về màu sắc, màu lông biểu hiện chính là màu vàng (62%) sau đó đến màu
xám (23%) và một số màu khác với tỷ lệ ít, khoảng cách sai khác giữa màu lông
mất dần theo tuổi. Gà trưởng thành chủ yếu là màu vàng. Da chân vàng, mào đơn
đỏ, ngực nở, đùi to.
Gà Tam Hoàng |
Khối lượng cơ thể lúc mới
sinh là 35g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp- 2003). Dòng 882 màu lông vàng hoặc
lốm đốm đen, đa số có cườm cổ, ở 11 tuần tuổi trống nặng 1,4 - 1,45 kg, mái
nặng 1,2 kg. Dòng Jiangcun lông màu vàng tuyền, ở 11 tuần tuổi con trống 1,3
kg; con mái nặng trên dưới 1kg ( Theo hội chăn nuôi Việt nam - 2002). Nếu được
nuôi tốt dòng Jiangcun đạt 1,8 kg/ con/ 11- 12 tuần tuổi (Theo Nguyễn Thiện -
1999) gà mái lúc 5 tháng tuổi đã đẻ bói, lúc gần 7 tháng tuổi tỷ lệ đẻ đạt trên
60%. Sản lượng trứng dòng Jiangcun đạt 170 quả/ mái/ năm, dòng 882 đạt 156 quả/
mái/ năm. (Theo Hội chăn nuôi Việt nam - 2002). Khối lượng trứng 51 - 52 g/
quả, tỷ lệ trứng có phôi đạt 95%, tỷ lệ nở so với trứng có phôi đạt 83% ( Theo
Nguyễn Thiện - 1999). Tỷ lệ nuôi sống đến 2 tuần tuổi là 95%.
Gà Tam Hoàng có những đặc
điểm nổi bật là: tỷ lệ nuôi sống cao, chống chịu bệnh tật, chịu khó kiếm mồi,
phẩm chất thịt và trứng thơm ngon, sản lượng trứng và thịt cao hơn các giống gà
nội Việt Nam, hợp với thị hiếu của người nuôi và tiêu dùng ở Việt nam. Do đó,
gà Tam Hoàng được nuôi khắp 3 miền: Bắc - Trung - Nam với số lượng trên triệu
con để lấy thịt và trứng.
2. Gà Lương Phượng
Gà Lương
Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung Quốc do lai tạo giữa giống gà nội
của Trung Quốc với gà nhập nội, được nhập vào nước ta từ sau năm 1997.
Gà Lương phượng |
Gà có
màu lông đa dạng: vàng đốm đen ở vai, lưng và lông đuôi. Lông cổ có màu vàng
ánh kim, búp lông đuôi có màu xanh đen. Dòng mái có màu đốm đen, cánh sẻ là chủ
yếu. Dòng trống chủ yếu có màu vàng nâu nhạt - đốm đen. Chân màu vàng, mào đơn
đỏ tươi. Thân hình cân đối. Gà có thân hình chắc, thịt ngon. Khối lượng cơ thể
lúc mới sinh: 34,5 g, lúc 8 tuần tuổi đạt 1,2 - 1,3 kg. Khối lượng gà lúc 20 tuần
tuổi con trống 2,0 - 2,2 kg, gà mái 1,7 - 1,8 kg/con. Tuổi đẻ đầu tiên 140 -
150 ngày, sản lượng trứng 150 - 170 quả/mái/năm. Gà Lương Phượng có sức kháng bệnh
tốt, thích hợp với mọi điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Nuôi công nghiệp, bán
chăn thả và chăn thả.
3. Gà Sasso.
Gà Sasso là dòng gà thịt
của Pháp nhập vào nước ta từ năm 2002, được nuôi nhiều ở Tam Ðảo (Vĩnh Phú),
trại thực nghiệm Liên-Ninh (Hà Tây) và một số nơi ở miền Bắc. Dòng trống: con
trống lông màu nâu, con mái lông màu trắng. Dòng mái lông màu nâu. Dòng thương
phẩm có lông màu nâu vàng hoặc nâu đỏ; chân, mỏ và da màu vàng. Khối lượng lúc
9 tuần tuổi nặng 2,5 kg/con. Dòng trống, đàn ông bà có năng suất trứng 65 tuần
đạt 180 quả, khối lượng trứng 50 g/quả.
Gà
Sasso có khả năng chống chịu bệnh tốt, chúng chịu được nóng và độ ẩm cao. Gà
lớn nhanh, lúc 2 tháng tuổi kể từ lúc bóc trứng, nuôi đúng kỹ thuật gà đạt 2,2
- 2,5 kg/ con chất lượng thịt tốt: thịt rắn, chắc, thơm ngon, có vị ngon đậm đà
tương tự gà Ri của 98 Nam. Đặc biệt, gà Sasso tận dụng được ngô,
tấm, gạo, sắn và thức ăn thừa của lợn. Gà đạt hiệu quả kinh tế cao kể cả nuôi
thả vườn và tập trung. Do đó, gà Sasso có thể nuôi được từ Bắc vào Nam và hiện
nay nuôi gà Sasso theo hướng thịt.
Gà Sasso |
Tại xí
nghiệp gà giống Tam Đảo (Vĩnh Phúc) và trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã
nhập 4 dòng ông bà và gà bố mẹ SA 31 L để lai tạo ra gà thịt (broiles) Các chỉ
tiêu sản xuất của gà bố mẹ SA 31L trung bình.
+ Khối
lượng cơ thể lúc giết thịt ( 9 tuần tuổi): 2390g
+ Khả
năng nuôi sống 23 - 66 tháng tuổi : 92%
+ Sản
lượng trứng/ 10 tháng đẻ: 159 quả/ mái
+ Tỷ lệ
trứng giống: 95,5%; Tỷ lệ ấp nở: 80%.
+ Sản
lượng trứng giống/ mái: 152 quả/ mái
+ Sản
lượng gà con 1 ngày tuổi: 129 con/ mái
( Theo
Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003)
4.Gà Kabir.
Gà Kabir
có nguồn gốc từ Israel, nhập vào nước ta tháng 7/1999 và được người nuôi Việt
Nam ưa chuộng. Các dòng khác 100 nhau có ngoại hình và màu lông khác nhau:. Gà
có màu lông nâu vàng hoặc đỏ vàng, da , chân vàng, thân hình chắc, to hơn giống
gà hướng trứng. Khối lượng gà mới nở 41 g/con, lúc 8 tuần tuổi đạt 920 g/con,
lúc 25 tuần tuổi gà trống nặng 2,8 kg, gà mái nặng 2,2 kg/con. Năng suất trứng
của đàn bố mẹ 170 quả /mái/70 tuần tuổi. Khối lượng trứng 59 g/quả, tỷ lệ nuôi
sống 97%. Khối lượng cơ thể lúc sơ sinh 39g/ con, lúc 8 tuần tuổi đạt 1520g/
con (Theo Nguyễn Minh Hoàn - 2003). Khi 20 tuần tuổi đạt 2 - 2,1kg / con (Theo
Hội chăn nuôi Việt nam , 2002), lúc 9 tháng tuổi trung bình 2100g/ con (Theo
Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận – 2003).
Gà Kabir |
Gà Kabir Sản lượng trứng của
gà bố mẹ 140 quả / 9 tháng đẻ/ mái (Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận - 2003).
Có khi sản lượng trứng 70 tuần tuổi đạt trên dưới 00 trứng, khối lượng trứng 57
- 58 g/ quả (Theo Hội chăn nuôi Việt Nam - 2002). Gà có tỷ lệ nuôi sống cao
96,6% (Theo Nguyễn Minh Hoàn - 2003) Gà Kabir có thịt chắc ngon, sức sống tốt,
phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, khối lượng cơ thể và trứng tương đối lớn.
Đây là giống gà kiêm dụng trứng và thịt. Nhưng gà Kabir có khả năng chống chịu
bệnh tật và thay đổi ngoại cảnh không được tốt lắm.
5. Gà Ai Cập
Đây là giống gà nuôi thả
vườn của Ai Cập, đã được đưa vào Việt Nam từ tháng 4/1997. Gà Ai Cập có mào đơn
dựng đứng, thân phủ lông màu đen đốm trắng. Thân hình nhỏ, da trắng, chân cao,
màu chì. Nhìn chung gà Ai Cập lớn hơn gà Ri một chút. Khi nuôi đến ba tháng
rưỡi, gà trống nặng 1,3 – 1,5kg, gà mái nặng 1,0 – 1,1kg, đến bốn tháng rưỡi gà
trống nặng 1,7 – 1,8kg, gà mái nặng 1,3 – 1,4kg.
Gà Ai Cập |
Tuy là gà thả vườn, nhỏ
nhưng năng suất trứng tương đối khá. Nuôi đẻ từ 22 – 64 tuần, gà mái cho 158
quả và tỉ lệ đẻ đạt 52,8% (Phùng Đức Tiến, 1999). Tỉ lệ nuôi sống đàn mái đạt
91%. Gà mái bắt đầu đẻ trứng khoảng 140 ngày tuổi. Sau khoảng ba tuần, gà mái
đã đạt tỉ lệ đẻ tới 50% trong đàn. Trứng có màu hồng nhạt và nhỏ. Khối lượng
trứng khoảng 35 – 45g, tương đương với trứng gà Ri của ta và được khách hàng ưa
chuộng.
Trứng giống cho tỉ lệ có
phôi bình quân 95% và tỉ lệ nở 80 – 90%/số trứng có phôi.
Kết quả nuôi tại hộ gia
đình cho thấy ở các giai đoạn nuôi có tỉ lệ nuôi sống cao: gà con 94%, gà dò
96% và gà sinh sản 91%. Khối lượng cơ thể gà con 650g, gà dò 1350g, gà sinh sản
142g. Năng suất trứng của mỗi mái trong một năm đẻ bình quân là 181 quả. Nếu
nuôi con mái đến 61 tuần tuổi thì năng suất trứng từ 146 – 163 qủa. Tiêu tốn
thức ăn/10 quả trứng từ 2,07 – 2,27kg. Trứng có vỏ dày (0,38mm) thích hợp cho vận chuyển xa và trong ấp nở; tỷ lệ lòng đỏ cao (31,09%); trứng có màu trắng, chất lượng thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng.
P/s: Còn nhiều giống gà nhập khác nữa, trên đây s-nguyenlieuthucangiasuc chỉ giới thiệu đến các bạn một số giống phổ biến đối với người nuôi gà, hi vọng các bạn có thể dựa vào đây để phân biệt và chọn cho mình một giống gà nuôi thích hợp. Lần sau s-nguyenlieuthucangiasuc sẻ gửi đến các bạn những giống thủy cầm được chăn nuôi ở nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn hãy like và cộng 1 nếu thấy bài viết hay nhé. Để lại bình luận nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào. Click vào "Thông báo cho tôi" để nhận câu trả lời qua Email. Nhận xét luôn luôn được kiểm duyệt trước khi hiện lên công khai. Đừng lo lắng nếu nhận xét của bạn không hiện lên ngay lập tức.