Gà
ác có tầm vóc nhỏ, lông xước màu trắng tuyền; nhưng da thịt, xương, mỏ và chân
đ đều màu đen. Gà trống có mào cờ đỏ thẫm, gà mái có mào cờ nhưng nhỏ và đỏ nhạt.
Tích màu xanh, phần lớn chân có lông và 5 ngón (ngũ tráo) có một số con không
có lông và 4 ngón; gà ác có thể nuôi quảng canh hoặc thâm canh, sức chống chịu
cao, chịu nóng tốt nhưng chịu rét kém. Tỷ lệ nuôi sống ca đến 8 tuần tuổi
88,28%.
Kỹ Thuật Nuôi
Gà Ác
1. Lồng úm (nuôi gà con từ 1-5
tuần tuổi)
Lồng úm nuôi 100 con có chiều dài
2m, rộng 1m, cao 0,5m. Lồng úm để đứng trên chân cao 0,4m hoặc cách nền 0,1m,
đáy lót bằng lưới ô vuông có kích thước cỡ 1cm2, xung quanh lồng úm đóng nẹp
tre, gỗ, lưới mắt cáo. Mật độ úm từ 1 ngày tuổi đến 1 tuần là 100 con/m2, từ
1-2 tuần tuổi là 50 con/m2, từ 3-5 tuần tuổi là 25 con/m2.
2. Chăm sóc, nuôi dưỡng
Úm gà (từ 1-5
tuần tuổi):
- Vệ sinh và sát trùng chuồng úm,
máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi đưa gà vào nuôi úm. Lót sàn chuồng úm bằng
giấy báo suốt 3 ngày đầu và thay giấy mỗi ngày.
- Sưởi ấm: dùng 1 bóng đèn 75W
(hay đèn dầu lớn) cho 1m2 chuồng úm trong suốt tuần đầu và che xung quanh chuồng
úm. Điều chỉnh nhiệt sưởi ấm trong thời gian úm: gà con 1 ngày đến 1 tuần tuổi
khoảng 34-35 độ C, từ 1 - 2 tuần là 30-31 độ C, từ 2 - 3 tuần là 28-29 độ C, từ
3-4 tuần tuổi 25-26 độ C. Nhiệt độ trong phòng để chuồng úm nên giữ điều hoà
khoảng 25-28 độ C cả ngày lẫn đêm.
- Cung cấp nước cho gà con uống
ngay sau khi thả gà vào chuồng úm.
- Bắt đầu cho gà ăn 2 giờ sau khi
đưa gà vào úm. Thức ăn ban đầu, rải bắp hạt đã xay nhuyễn lên bề mặt của khay
ăn hay giấy lót chuồng. Hôm sau cho gà ăn cám hỗn hợp, từ ngày tuổi thứ 4 mới
dùng máng ăn.
Thức ăn: sử dụng 100% thức ăn
công nghiệp cho gà ăn tự do từ 1 ngày tuổi đến khi xuất bán (5 tuần tuổi), với
công thức thức ăn: năng lượng 2.950-3.000 Kcal, đạm 22-24%, canxi 1%, photpho
0,53%.
Ánh sáng: mở
đèn chiếu vào ban đêm để kích thích gà ăn nhiều.
3. Phòng bệnh:
- Chủng ngừa vaccin: từ 3-5 ngày
tuổi ngừa dịch tả + IB 1 liều/con, nhỏ vào mắt, từ 7-10 ngày tuổi ngừa bệnh
Gumboro 1 liều/con nhỏ vào mắt; từ 10-12 ngày ngừa bệnh trái gà 1 liều/con tiêm
xuyên màng cánh, từ 14-18 ngày ngừa bệnh Gumboro 1 liều/con nhỏ mắt hoặc uống,
21 ngày ngừa dịch tả + IB 1 liều/con nhỏ mắt. Chỉ chủng ngừa vaccin cho đàn gà
khoẻ mạnh. Cho uống nước có pha Polyvitamine, vitamin C, hoặc chất điện giải
khi chủng ngừa vaccin.
- Phòng bệnh bằng thuốc và
vitamin: từ 1-4 ngày tuổi pha nước cho uống với một trong các loại kháng sinh:
Tylosine 0,5g/lít, Chloramphenicol 0,2-0,3g/lít, Imequyl 0,5g/lít...
- Ngừa bệnh cầu trùng bằng một
trong các loại thuốc sau: Anticoc, Avicoc hay ESB với liều 1g/lít vào các thời
điểm 10-13 ngày và 18-20 ngày tuổi. Pha nước với vitamin 3-5 ngày/tuần một
trong các loại thuốc: Vitaperos 0,2g/lít, Solminvit 0,5g/lít, Vitalytes
0,75g/lít... Có thể trộn thuốc trong thức ăn với liều trộn trong 1kg thức ăn gấp
đôi liều pha trong 1 lít nước uống. Khi thời tiết thay đổi hay di chuyển gà, cần
bổ sung kháng sinh và vitamin trong thức ăn hoặc nước uống 3-5 ngày. Thường
xuyên theo dõi tình trạng đàn gà để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Ngưng
dùng thuốc kháng sinh trước khi thịt 1 tuần.
Báo Bắc Ninh - NNVN -
11/08/2006, NTNN, 12/1/2004
Lai tạo thành công giống gà ác
chuyên trứng
Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM vừa
tổ chức nghiệm thu, đánh giá cao kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn lọc
tạo dòng giống gà ác” của Cty Gia cầm TP. HCM do PGS. TS Trịnh Công Thành (ĐH
Nông Lâm TP. HCM) làm chủ nhiệm. Đề tài thực hiện trong thời gian 3 năm (2005-2008)
trên cơ sở áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo trên giống gà ác, một giống gà
quí hiếm, dễ nuôi, lợi nhuận cao hiện đang được nuôi nhiều để cung cấp cho món
gà ác tiềm (tần) thuốc bắc đang rất được thịnh hành và ưa chuộng.
Theo PGS. TS Trịnh Công Thành, bình
thường người ta để cho gà ác phối giống tự nhiên thì hiệu quả đạt thấp, tỷ lệ
phối giống thành công thấp mà giống mau thoái hóa, thời gian sử dụng giống
ngắn. Để khắc phục tình trạng này, đồng thời nâng cao năng suất sinh sản của gà
ác (hiện tỷ lệ có phôi của trứng gà ác tuy cao-94,6%, nhưng tỷ lệ ấp nở tự
nhiên lại ở mức bình thường 80-90%) đề tài sử dụng phương pháp thụ tinh nhân
tạo giúp gia tăng tỷ lệ phối và sử dụng gà tốt. Mặt khác, việc thụ tinh nhân
tạo được thực hiện với một qui trình chặt chẽ, có kiểm soát tại từng lồng,
chuồng cá thể nên tạo được hệ gia phả gà con thế hệ sau chính xác từ những quả
trứng giống đã được đánh dấu và cho ấp nở từng cá thể riêng biệt.
Kết quả, qua 5 thế hệ chọn lọc tạo
dòng, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được 2 dòng gà ác mới là gà ác có lông chân và
gà ác không có lông chân cho sản lượng trứng cao (38 con/100 con cho trứng
trong khi các loại gà ác khác có tỷ lệ đẻ trứng là 29/100 con cho trứng). Tiếp
tục theo dõi, nhóm tác giả nhận thấy dòng gà ác có lông chân có khuynh hướng di
truyền về khả năng tăng trưởng, trong khi dòng gà ác không có lông chân lại có
khuynh hướng di truyền về khả năng sinh sản tốt. Đề tài được khuyến cáo tiếp
tục hoàn thiện qui trình để nhanh chóng đưa vào phục vụ sản xuất đại trà.
CÔNG HÀO - NNVN, 08/07/2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn hãy like và cộng 1 nếu thấy bài viết hay nhé. Để lại bình luận nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào. Click vào "Thông báo cho tôi" để nhận câu trả lời qua Email. Nhận xét luôn luôn được kiểm duyệt trước khi hiện lên công khai. Đừng lo lắng nếu nhận xét của bạn không hiện lên ngay lập tức.